Friday, January 15, 2010

Giấc mơ BS Đặng Thùy Trâm

Tôi thuộc kẻ hậu sinh,nhưng tôi thấy may mắn …nếu như tôi ra đời sớm hơn 15-20 năm,chắc tôi sẽ trở thành con "thiêu thân "như BS Đặng Thùy Trâm trên đỉnh Trường Sơn,bởi “những vần thơ của quỉ Sa Tăng”- Tố Hữu – người đã từng làm tôi say mê với “Ta đi tới”,"Từ ấy”thời trung học. Người đã từng làm tôi bất hiếu với ông bà,cha mẹ mình,trách móc sao cha mẹ không theo “chính nghĩa” để anh em chúng tôi không phải khổ sở nơi rừng thiêng nước độc mà được như con cháu ‘bác “và “đảng”,ấm no,hạnh phúc,chễm chệ trong ngôi nhà của chúng tôi mà vẫn có quyền mắng chửi chúng tôi là "đồ ngu!” "thằng Mỹ chúng tao còn đánh cho cút,thứ dân miền Nam chúng mày là cái thá gì?”-3 triệu người ngã xuống, bao nhiêu người không chết,bỏ lại chiến trường một phần thân thể,15 ngàn người chìm dưới lòng đại dương, 3 ngàn người con mẹ Việt nam nơi xứ người nay vẫn đau đáu lòng hướng về cố quốc mà…trái khế ấy vẫn còn chua lắm.
Cuộc chiến tranh ý thức hệ vẫn còn âm ỉ,và ngọn lửa hận thù vẫn còn bừng cháy trên mạng mỗi ngày.
"Xóa bỏ quá khứ,nhìn về tương lai"…nhưng có bao giờ một lời tạ lỗi,một lời thú nhận trung thực̣. Đọc bài viết của các bậc "cây cao bóng cả," tôi bật khóc nhiều lần vì xót xa cho thân mình,cho gia đình mình,cho biết bao người dân miền Nam .Những người như ông Phạm Đình Trọng có biết là họ đã giết ,hủy hoaị bao nhiêu thế hệ trẻ – hai phần ba lớp anh trai tôi thế hệ sinh năm 6x hoá tâm thần vì họ bước vào độ tuổi 20 ngơ ngác giữa lúc miền Nam u tối độ thập niên 1980-1990,họ biết làm gì lúc đó, thi đỗ Đại học không cho học như anh Nguyễn Mạnh Huy ở Đà Nẵng,(báo Tuổi trẻ đăng tin, anh cùng thời với Lê Bá Khánh Phương-em Lê Bá Khánh Trình,người từng đoạt giải Toán Quốc tế, là giảng viên bộ môn Toán trường ĐH Tổng hợp Tp HCM- đúng ra là tp Sài Gòn,nhưng tôi bị ..nhồi sọ nhiều quá,chưa tẩy não hết,chắc phải xin ông Obama đi Chicago học tập cải tạo).Anh Nguyễn Mạnh Huy thi Baćh khoa 3 lần đỗ điểm cao mà không được học.Người anh đã khuất của tôi cũng từng là học sinh giỏi toán...đỗ Bách khoa...không cho học,đi làm bốc vác...rồi phẫn uất mà ..phát khùng.Còn mấy anh chị học ĐH ra không có việc làm vì cơ xưởng ,xí nghiệp các đồng chí phá hết , đi vượt biên không được thì cứ...thay phiên nhau "khùng" thôi. Chưa nói đến một chị bạn tôi kể,chuyến ghe anh chị bị hải tặc giết có đến gần 20 người toàn là bácsỹ,dược sỹ ...thật xót xa cho "hiền tài nguyên khí "Việt nam, rồi bao nhiêu gia đình H.O có con cái đang học hành giỏi giang bỏ nước mà đi,nơi đất khách quê người,cơm áo gạo tiền mưu sinh, phải bỏ dở con đường khoa bảng,bây giờ để con cháu các bác ...lại tiếp tục thế chỗ của mình nơi xứ người.
Chúng tôi đâu cần họ giải phóng,chúng tôi vẫn có" Sài gòn hòn ngọc Viễn đông",vẫn có aó dài,vẫn đến trường học hành, được cơm no áo ấm, anh chị tôi thời ông Diệm, ông Thiệu có phải nhịn đói nhịn khát ăn lá khoai mì như tôi đâu mặc dù cha mẹ tôi chỉ là công chức bình thường.Tôi nhớ dạo năm tôi 7-́ 8 tuổi cứ tối ngày nơm nớp lo sợ dở lu gạo coi ngày mai còn đủ ăn không- có tuần chị em nhà tôi nhịn đói cả mấy ngày. Chị Dậu,lão Hạc còn có chó mà bán, chứ nhà tôi là vô sản. Ấy thế mà tôi thích lắm,vì mỗi cuối năm được vinh danh "con nhà nghèo học giỏi","trẻ em nghèo hiếu học","Mạc Đỉnh Chi thời đại mới"- Được thưởng mấy hộp phấn to đùng với một đống tập đen hợp tác xã Vĩnh Lợi mà chăm bẵm,cung kính như quà vua ban. (-Hình như bây giờ người ta vẫn dùng chiêu này,như Vedan giết sông Thị Vải,rồi trao quà học bổng cho các em,hay các bác lấy đất ruộng cha mẹ các em,các em ráng học,các bác thí trả lại cho các em vài phần thưởng.- mái trường XHCN ưu việt thế,chứ chẳng như tụi phương Tây,đánh thuế cha mẹ các em,rồi lấy tiền thuế lo chuyện học hành cho các em,chúng bóc lột ..nhỉ!). Trở lại chuyện tôi đi học ngày xưa,ông nhạc sỹ TCS hát "em qua cầu trời mưa ướt áo"chứ chị em chúng tôi ngày xưa lúc vào trung học sợ mưa gần chết vì mưa thì mẹ tôi bán ế,áo dài ướt ngày mai không có cái khác thay ...bị đứng cột cờ. ( Nói đến cái ông nổi tiếng này tôi cũng thắc mắc hồi sinh viên mơ mộng, đệm đàn cho con bạn hát "Em còn nhớ hay em đã quên"...mà sao "Em ra đi,nơi này vẫn thế!"-Giờ thì tôi hiểu "ruột ngàn dặm"thành "ruột thừa "mấy hồi.)Họ dạy tôi là "quân Mỹ -Diệm ăn thịt người hồi lớp 2-" Giờ tôi mới nhận ra -Có bao giờ cha chú tôi vượt qua vĩ tuyến 17 để gây hấn với họ đâu.Chúng tôi đâu cần có những anh hùng hay niềm kiêu hãnh gì cả,chúng tôi đâu cần những:
"anh ngã xuống trên đường bay Tân Sơn Nhất...
nhưng anh vụt đứng lên tì súng trên xác trực thăng"
( "Dáng đứng Việt nam"- Lê Anh Xuân)
Ông Lê Anh Xuân này là con nhà khoa bảng, dòng họ Ca Lê ,có anh là giáo sư Ca Lê Thuần,người em là Ca Lê Thắng làm hiệu trưởng ĐH Mỹ thuậtTP HCM, Ca Lê Thủy,con gái Ca Lê Thuần- học nhạc viện Tsaikovky lừng danh của Nga,nơi đào tạo Đặng Thái Sơn - vậy cũng hiểu biết khoa học lắm chứ,sao bị bắn ngã rồi lại .."vụt đứng lên "nổi..."lảo đảo lê lết" thì còn có lý.



Ảnh:Minh Hương,diễn viên chính,đóng vai BS Đặng Thùy Trâm trong phim "Đừng Đốt" của đạo diễn Đặng Nhật Minh-(nguồn: Sân Khấu-Điện Ảnh)

Trời ơi! Thuở nhỏ tôi cứ ước gì sau này học Y khoa,sẽ làm bác sỹ chiến trường,nếu có bị bắn ngã..cũng sẽ "vụt " đứng lên "nhằm thẳng quân thù mà bắn!" để được" Hoan hô anh giải phóng quân,kính chào anh con người đẹp nhất!"- Làm người ai chẳng muốn ...làm hoa hậu ,đẹp nhất. Bậc cha chú tôi mà còn thích được mô -tô hộ tống,còi hụ kia mà!-Ông anh họ tôi ngoài Bắc,người đã bỏ hai cái chân trong thời "xẻ dọc Trường Sơn ,đi cứu nước " nói với tôi "Lúc đó hăng lắm chúng mày ạ,tao đi thi Bách khoa câu nào cũng làm được,mà tao bỏ giấy trắng để tình nguyện đi B-về sau mới biết cái thằng bạn nối khố rủ bỏ thi tình nguyện đi bộ đội ,nó là con lão "cớm", nó đi Rumani du học,còn lão thì bắt tay tao thật chặt,chúc tao lên đường chiến thắng".-Người anh hùng Trường Sơn bây giờ đang làm...anh hùng cắt tóc bảng hiệu 'Trường Sơn". Ôi những người "anh hùng thần thánh",Lê Văn Tám tẩm xăng cháy hết ô-xy vẫn chạy ,vẫn thở được. Tô Vĩnh Diện nặng bao nhiêu ký mà chèn được pháo. Trừ Văn Thố,Phan Đình Giót "mình đồng da sắt","đạn bắn không thủng" nên mới "lấy thân mình lấp lỗ châu mai". "Bàn tay ta làm nên tất cả,có sức người sỏi đá cũng thành cơm"- nên chúng ta cứ đi kinh tế mới ,ra nông trường , thi đua làm theo lời bác " cải tạo thiên nhiên,thay trời làm mưa", "phá rừng phá núi mở đường"...
" Đi ta đi khai phá rừng hoang
Đâu quặng đâu than đâu sắt đâu vàng"-̣(Thơ Tố Hữu).- Hết than hết vàng ..lấy bauxit.-
-Sao bây giờ bão lũ ..không cải tạo thiên nhiên,thay trời ..đổi hướng bão hay kêu con em ra làm Lê Văn Tám ra Hoàng Sa đốt cháy tàu Trung cộng mà chạy qua Mỹ mua nhà cửa phòng hậu sự.
" Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống,già xông lửa đồn"
Nhưng thời đại @ này thì "trẻ "cày"vé số,già leo...cột đèn"- Tờ"Tuổi Trẻ"trong nước đăng tin một phụ nữ ..leo cột đèn,không cho nhân viên điện lực thi công để phản đối nhà nước cưỡng chế giải tỏa lấy đất nhà bà làm dự án hay những bà cụ đến thế kỷ 21 mà vẫn oằn lưng đòn gánh trên vai ,khụm bà chè rồi cũng đi vay nặng lãi mà bán trầu cau,đạp xích lô.̣(Sài thành những nẻo đường lầm lũi)

Họ dạy chúng tôi là cha chú chúng tôi làm tay sai cho Mỹ,nhưng có bao giờ cha chú tôi thần phục người Mỹ như họ quì lạy trước bọn Tàu như bây giờ ,nếu không muốn nói thế hệ cha chú tôi sẵn sàng đập batoong lên nón cối lính Mỹ nếu như có người lính Mỹ nào hỗn với sĩ quan Việt nam. Mẹ tôi nói hồi xưa đàn bà con gái VN đi làm sở Mỹ,lấy Mỹ là bị coi thường…vậy mà bây giờ con gái VN phải đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài..Con gái VN bây giờ thì đức hy sinh vĩ đại...còn giỏi hơn Huyền Trân công chúa,đi tuốt sang Đài Loan, Hàn quốc mà lấy chồng.Dạo tôi còn làm việc trong nước, có chàng thanh niên trẻ măng chừng 25 tuổi dắt đứa con gái khoảng 5 tuổi đến khám bệnh,tôi hỏi sao anh ta lập gia đình ,có con sớm thế.Anh ta trả lời" không lo lấy sớm ,tụi con gái VN nó đi lấy nước ngoài hết"- Huyền Trân còn được Chế Bồng Nga "nâng niu",chứ chị em bây giờ "dập liễu vùi hoa" ," tiếc tay luân tất ,vũ tay tồi tàn"- Một lần tôi coi băng hình bác Nam Lộc phỏng vấn, một chị mặt mũi tím bầm, giọng miền Nam thật thà chất phác " trời ơi bữa nay còn đỡ, chứ mấy bữa ông chồng Hàn của em ổng đánh cái mặt em nát bét cha mẹ anh em nhìn hổng ra luôn "-Ừ,thì chồng VN cũng đánh...nhưng ở gần cha mẹ còn có đường chạy về nhà cha mẹ,nơi xứ người chạy đâu?- Mà không đi làm nô lệ lấy gì phụ mẹ nuôi em ăn học- Người viết bài này lấy được tấm bằng bác sỹ cũng là nhờ công lao chị mình hy sinh làm lụng nơi xứ người chứ cha đi tù,chết sớm,mẹ bán hàng rong tối ngày bị công an rượt lấy gì nuôi ăn học 6 năm đằng đẵng.-Huyền Trân ngày xưa còn mang về được hai châu Ô,châu Rí..chứ chị em bây giờ cực khổ nơi xứ người,đồng ngoại tệ gửi về quê hương ...chạy qua Thụy sỹ.Những người CS đã từng “hét ra lửa” một thời, nay về già ,nói lời sám hối thì phỏng có ích gì đâu- Tôi chẳng chống ai,hoạt động chính trị, phong trào dân chủ gì cả...vì tôi thấy mình chẳng được cái kiên cường ,bất khuất như những tấm gương trong nước ...tôi cũng chẳng mong ...danh hiệu "yêu nước" hay một cái ghế Bộ trưởng bộ "sinh đẻ kế hoạch"-Tôi chỉ tâm tình chuyện mình như bao người khác.Thực ra cũng còn may mắn hơn những cô,những chị,những em bị hải tặc hãm hiếp,quăng mất xác.
Xin cho chúng tôi …"một chốn bình yên” nơi chúng tôi đã chọn. Dẫu người “mắt xanh mũi lõ” có chà đạp,kỳ thị chúng tôi ( nếu chúng tôi là người có khả năng,chúng tôi vẫn có thể ….bay trên đầu họ như thường) thì họ cũng chẳng …”máu đỏ da vàng” như người anh em đã từng…đánh đuổi cha chú chúng tôi.

Viết bởi: Bảo Lương

Chuyện hai thằng Cu

Ở VN đang chuẩn bị đưa chương trình ” chống tham nhũng ” vào học đường.
Ở cái xứ tư bản bóc lột,bé con 3 tuổi đi kinder garden đã biết khái niệm “dân chủ,công bằng”- Thằng cu Jonathan muốn lấy cái xẻng nhựa xúc cát thằng cu Albert đang chơi. Jonathan chạy tới nhờ cô Tonya can thiệp, cô giáo bảo rằng "Con phải hỏi ý Albert,mỗi con được phép giữ riêng khoảng nửa tiếng"
Thằng cu Jonathan kiếm cái khác chơi một hồi lâu, lại nhớ cái xẻng, chạy tới nói thằng cu Albert " Giờ của cậu đã hết,đến lượt tớ."Rồi dành lấy cái xẻng.
Thằng cu Albert mếu máo ":-Không,nó là của tớ
Rồi giằng lại cái xẻng.
Thằng cu Jonathan oà lên khóc :-Không phải , đến lượt tớ,nó là của tớ,đưa đây cho tớ…như vậy là không công bằng,tớ không chơi với cậu nữa, không làm bạn với cậu nữa
Mẹ thằng cu Jonathan đến đón, vốn truyền thống người VN ” yêu chuộng hòa bình”, dỗ dành.:"Mẹ sẽ mua cho con cái khác.Thôi đừng khóc. Nhường cho bạn đi."
Cô Tonya gọi hai thằng cu đến office .Mẹ thằng Jonathan đứng ngoài nghe :“Albert,con phải nhường đồ chơi cho Jonathan”.- Nhưng nó là của con mà.Cô không công bằng,cô thương Jonathan hơn con”-Albert bắt đầu khóc.
"Cô thương cả hai con.Nếu là của con, cô sẽ đồng ý việc con dành lại. Nhưng đây là đồ chơi của trường,con phải cho bạn chơi chung sau khoảng thời gian con được giữ riêng”.Cô Tonya dịu dàng nhưng vẫn kiên quyết nói.

Kết luận:- Bạn có quyền dành lại những gì thuộc về bạn
– Bạn muốn lấy gì trong tay ai,bạn phải hỏi ý kiến người đó trước
– Những gì thuộc về của chung cộng đồng,bạn phải chia sẻ để cộng đồng cùng hưởng lợi ích.
Khi lớn lên , Albert và Jonathan học tập làm việc cật lực,mỗi năm tiền lương bị trừ 30% để đóng thuế phục vụ lợi ićh cộng đồng. Albert và Jonathan góp phần đưa Hoa Kỳ trở thành cường quốc thế giới.
Ở quê hương cội nguồn,các bạn Jonathan cùng 3 tuổi đang học: Nhận biết ”bác Hồ” trong khi thằng Jonathan bên nước “đế quốc”ngoài học chữ , vẽ tranh…học cách tránh động đất,hỏa họan..,học bảo vệ bản thân mình, bảo vệ quyền lợi của mình.
Lớn lên bạn thằng Jonathan ở quê nhà học : Chủ nghĩa “Râu rậm,đầu hói”
Bây giờ ..”đột phá tư duy tiến sỹ ” học …” chống tham nhũng”…nên đoạt nhiều giải tóan quốc tế mà quăng vào phòng thí nghiệm thực hành không biết gì hết.
Khốn nạn cho dân Việt nam tôi quá. Cứ mỗi năm lại bày mỗi trò.
Viết bởi: Thân Đình Bảo Lương